Bản "Tuyên ngôn Độc lập" ngày 2.9.1945 là một văn kiện có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn: tuyên bố thủ tiêu chế độ thực dân và phong kiến trên đất nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc.
Bản "Tuyên ngôn Độc lập", do Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đoạn văn mở đầu có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Người.
1. Về nội dung tư tưởng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra và khẳng định: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng của con người "không ai có thể xâm phạm được". Nhân quyền là cao cả thiêng liêng, bởi lẽ "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Nội dung tư tưởng của đoạn văn mở đầu bản "Tuyên ngôn Độc lập" càng trở nên sâu sắc vì từ những quyền thiêng liêng của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên quyền của các dân tộc: "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ thể hiện khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta mà còn phản ánh khát vọng của các dân tộc nhược tiểu, phản ánh xu thế giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ hai. Đó là "cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh" (Giáo sư Singô Sibata - Nhật Bản).
2. Nghệ thuật lập luận trong đoạn mở đầu cũng rất đặc sắc. "Tuyên ngôn Độc lập" có kết cấu 3 phần rất chặt chẽ: định đề - phản đề - tuyên bố.
Ở phần định đề, Hồ Chí Minh trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nhất nói về nhân quyền và dân quyền trong bản "Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của nước Mĩ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp" năm 1791. Mĩ và Pháp là hai quốc gia vĩ đại; nhân quyền và dân quyền là tư tưởng vĩ đại, là khát vọng của con người, là chân lí có ý nghĩa phổ quát, không ai có thể chối cãi được. Cách trích dẫn của Bác rất chuẩn mực theo thứ tự thời gian (1776-1791), trên hai châu lục khác nhau (châu Mĩ, châu Âu), hai quốc gia khác nhau (nước Mĩ, nước Pháp), nhưng lại tương đồng về tư tưởng nhân quyền và dân quyền. Từ quyền thiêng liêng của con người, Hồ Chí Minh "suy rộng ra" nói đến quyền tự quyết của các dân tộc. Từ trích dẫn đi đến khẳng định: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Cách lập luận ấy rất chặt chẽ, đanh thép, giàu sức thuyết phục.
Nghệ thuật trích dẫn của Hồ Chí Minh đã chỉ ra khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta, ca ngợi tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Người vừa tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các dân tộc trên thế giới, đồng thời ngầm cảnh báo những âm mưu đen tối của thực dân Pháp và bọn đế quốc rằng, chúng xâm lược nước ta là chính chúng đã chà đạp lên nhân quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
Cách mở bài rất đặc sắc, vì từ định đề mà chuyển sang phần phản đề, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt thâm độc của thực dân Pháp "lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta" trong suốt 80 năm trời, gây ra bao tội ác ghê tởm về chính trị, về kinh tế... Cách lập luận như thế rất chặt chẽ và hùng hồn.
Qua phần mở đầu "Tuyên ngôn Độc lập", ta còn thấy văn phong đặc sắc của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, thấm thía, rung động lòng người. "Tuyên ngôn Độc lập" là "lời Non Nước" cao cả và thiêng liêng.
Bản "Tuyên ngôn Độc lập", do Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đoạn văn mở đầu có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Người.
1. Về nội dung tư tưởng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra và khẳng định: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng của con người "không ai có thể xâm phạm được". Nhân quyền là cao cả thiêng liêng, bởi lẽ "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Nội dung tư tưởng của đoạn văn mở đầu bản "Tuyên ngôn Độc lập" càng trở nên sâu sắc vì từ những quyền thiêng liêng của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên quyền của các dân tộc: "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ thể hiện khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta mà còn phản ánh khát vọng của các dân tộc nhược tiểu, phản ánh xu thế giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ hai. Đó là "cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh" (Giáo sư Singô Sibata - Nhật Bản).
2. Nghệ thuật lập luận trong đoạn mở đầu cũng rất đặc sắc. "Tuyên ngôn Độc lập" có kết cấu 3 phần rất chặt chẽ: định đề - phản đề - tuyên bố.
Ở phần định đề, Hồ Chí Minh trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nhất nói về nhân quyền và dân quyền trong bản "Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của nước Mĩ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp" năm 1791. Mĩ và Pháp là hai quốc gia vĩ đại; nhân quyền và dân quyền là tư tưởng vĩ đại, là khát vọng của con người, là chân lí có ý nghĩa phổ quát, không ai có thể chối cãi được. Cách trích dẫn của Bác rất chuẩn mực theo thứ tự thời gian (1776-1791), trên hai châu lục khác nhau (châu Mĩ, châu Âu), hai quốc gia khác nhau (nước Mĩ, nước Pháp), nhưng lại tương đồng về tư tưởng nhân quyền và dân quyền. Từ quyền thiêng liêng của con người, Hồ Chí Minh "suy rộng ra" nói đến quyền tự quyết của các dân tộc. Từ trích dẫn đi đến khẳng định: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Cách lập luận ấy rất chặt chẽ, đanh thép, giàu sức thuyết phục.
Nghệ thuật trích dẫn của Hồ Chí Minh đã chỉ ra khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta, ca ngợi tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Người vừa tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các dân tộc trên thế giới, đồng thời ngầm cảnh báo những âm mưu đen tối của thực dân Pháp và bọn đế quốc rằng, chúng xâm lược nước ta là chính chúng đã chà đạp lên nhân quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
Cách mở bài rất đặc sắc, vì từ định đề mà chuyển sang phần phản đề, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt thâm độc của thực dân Pháp "lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta" trong suốt 80 năm trời, gây ra bao tội ác ghê tởm về chính trị, về kinh tế... Cách lập luận như thế rất chặt chẽ và hùng hồn.
Qua phần mở đầu "Tuyên ngôn Độc lập", ta còn thấy văn phong đặc sắc của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, thấm thía, rung động lòng người. "Tuyên ngôn Độc lập" là "lời Non Nước" cao cả và thiêng liêng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét